Phân chia địa bàn tác chiến Quân_Giải_phóng_miền_Nam_Việt_Nam

Trong suốt chiến tranh Việt Nam, tùy theo giai đoạn và hình thái chiến tranh, các địa bàn quân sự của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh phân chia các chiến trường và có điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.

Chiến trường Miền Nam được gọi là B, và phân B1,B2 (1961). B2 do Trung ương Cục Miền Nam, Quân ủy Miền, Bộ tư lệnh Miền phụ trách trực tiếp.

Còn B1 được chia tách: năm 1964 có thêm B3 (Tây Nguyên); năm 1966 thêm B4 (Trị Thiên), B5 (Đường 9 - Bắc Quảng Trị). Như vậy B1 và sau là B3, B4, B5 (năm 1972, B5 được sáp nhập vào B4): do Trung ương trực tiếp chỉ huy.

Theo đó trên địa bàn B1 có các quân khu 5 (1961) và Trị Thiên tách ra từ Quân khu 5 năm 1966, đều do Trung ương trực tiếp chỉ huy, tương ứng với phân chia đảng bộ (từ 1964 đảng bộ khu 5 do Trung ương trực tiếp chỉ đạo, sau đó đảng bộ Khu Trị Thiên tách khỏi khu 5 năm 1966 do Trung ương chỉ đạo).

Như vậy phân chia B3 khỏi B1 năm 1964 và B4, B5 năm 1966 không có ý nghĩa với chỉ đạo cấp ủy đảng với địa bàn theo thẩm quyền, B3 vẫn nằm trong khu 5 và B4, B5 vẫn nằm trong khu Trị Thiên về mặt đảng.

Ở B2, từ 1961 Trung ương chia thành các quân khu 6,7,8,9,10, Sài Gòn - Gia Định, tương ứng có các khu ủy. Trung ương Cục Miền Nam, Quân ủy miền Nam và Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng Miền nam Việt Nam lại chia thành các Quân khu đánh số từ 1 đến 7, 10 và khu trọng điểm, trên toàn miền nam. Quân khu 2 của MT- T.Ư. Cục trùng với Quân khu 8 của Trung ương, Quân khu 3 của MT - T.Ư. Cục trùng với Quân khu 9 ở Trung ương... Sở dĩ có sự phân chia khác nhau này là do sự phân chia của Trung ương là thực chất nhưng lại không thể công khai trong một thời gian dài, còn phân chia của Trung ương Cục thì trong nhiều thời gian lại không có ý nghĩa về thực chất.

Chú ý là quá trình các lực lượng chính quy di chuyển, đóng quân qua địa bàn nào sẽ thuộc thẩm quyền địa bàn đó (B). Quân đoàn 4 và đoàn 232 thuộc thẩm quyền của Bộ tư lệnh Miền. Quân đoàn 2, 3 ở Tây Nguyên và Trị Thiên giống Quân đoàn 1 ngoài Bắc thuộc thẩm quyền của T.Ư. Nhiều trường hợp sẽ thành lập ban chỉ huy chung để chỉ huy chiến dịch cụ thể.

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quân_Giải_phóng_miền_Nam_Việt_Nam http://www.britannica.com/EBchecked/topic/628305/V... http://www.vietnamgear.com/dictionary/vpa.aspx http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ky-uc-ve-nha-... http://www.globalsecurity.org/military/world/vietn... http://www.baodanang.vn/channel/5399/201102/ky-nie... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/Lien-Xo-tung-co-... http://dantri.com.vn/xa-hoi/duong-di-den-ban-dam-p... http://dantri.com.vn/xa-hoi/duong-di-den-ban-dam-p...